Phân tích việc học của bản thân

Phân tích việc học của bản thân

Việc học của bản thân

Phân tích việc học của bản thân

Hôm nay mình ngồi ngẫm lại thử việc học của mình và so sánh nó thử mình đã học được những gì. Có thể nói ngày xưa mình thuộc diện điểm cao trong lớp. Không phải nói ở đây để tự hào mà để xem lại mình đã học được những gì và việc đánh giá điểm đó có phản ánh được gì không? 

Mỗi ngày em lên lớp được cô giáo giảng bài, em ghi chép. Sau đó em về nhà học thuộc bài, hôm sau em lên trả bài (cô giáo kiểm tra bài cũ mỗi ngày). Nếu phân tích theo mô hình của Bloom thì em mới chỉ có thực hiện được một bước đầu tiên, đó chính là ghi nhớ, bước đầu tiên trong các bậc thang của việc học. Bậc thang thấp nhất trong những bậc thang của việc học. 

Xin nhắc lại các bước phát triển của quá trình học: 

Bước 1: Ghi nhớ nội dụng, sự kiện; nhưng chưa chắc đã hiểu. Ví dụ vào đầu năm lớp 10 em học triết học với hai khái hiệm: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy tâm siêu hình. Cho đến giờ em cũng chưa hiểu được 2 khái nhiệm này một cách cụ thể thế nào, mặc dù em thuộc lòng nó. Đến giờ kiểm tra, em đọc một lèo, cô giáo cho em điểm 9, và đánh giá em thuộc bài. 

Bước 2: hiểu được nội dung có ý nghĩa như thế nào bằng cách giải thích nó. Xin nói thêm rằng, ở mình, tình trạng đạo văn diễn ra vì học sinh không biết cách diễn đạt lại nội dung mình muốn nói. Vì cách dạy theo kiểu học thuộc nên câu từ của cô giáo thành câu từ của học sinh nên khi yêu cầu học sinh đưa ra ý kiến khác, là các bạn đó hầu như không biết nói gì. Bản thân mình là một ví dụ điển hình. 

Bước 3: Áp dụng nội dung thông tin đó trong các tình huống khác nhau. Cái này thì hầu như không có. Bước này có thể thấy là mình biết cách vận dụng vào làm bài tập sơ sơ. 

Bước 4: Phân tích – phân tích khái niệm đó với các khái niệm gần nó để so sánh, cho thấy sự khác biệt, giống nhau. Hầu như bản thân mình khi học rất ít phân tích, rất ít so sánh, rất ít khi đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên vì sao nó dẫn đến điều này, vì sao lại như thế. 

Bước 5: Đánh giá và đưa ra quyết định. Sau khi phân tích, bước tiếp theo là phải quyết định xem thử quyết định đó đúng hay là sai, quyết định có đó hợp lý không. Cái này thì hầu như không có trong quá trình học tập của bản thân mình. Cô giáo cũng không chỉ cách quyết định như thế nào là đúng, là phù hợp hết. 

Bước 6: Sáng tạo – Đưa ra những ý tưởng mới, những cái mới. Bản thân mình chắc chẳng có gì gọi là sáng tạo trong quá trình học ở phổ thông. 

Đến kì thi, cô giáo nhắc các bạn về nhà ôn mấy bài trong sách đó. Sau đó cô giáo cho câu hỏi giống với những nội dung cô giáo cho các bạn chép. Kết quả, em là người ghi nhớ khá nên em nhớ hết những gì cô giáo nói, và em luôn được điểm cao trong các kì thi. 

Qua phân tích như trên cho thấy quá trình dạy và học ở phổ thông thời mình học (những năm 2000) chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ, hiểu là chủ yếu. Việc đánh giá cũng ở mức độ đó mà thôi. Do đó bạn nào được xếp loại giỏi, nó chỉ có thấy bạn ghi nhớ giỏi, chứ không phải bạn là người sáng tạo. Việc xếp loại giỏi đó, không có ý nghĩa gì khác ngoài việc nó cho biết thông tin là bạn ghi nhớ giỏi. 

Bây giờ mình trở thành giáo viên rồi mình mới thấy mấy đứa học giỏi ở mình (gọi là học giỏi thôi), chứ thật ra, các bạn đấy chỉ ghi nhớ giỏi thôi. Là một giáo viên mình hay nói đùa, bọn học giỏi đó rất giống gà công nghiệp, vì giáo viên đâu có khuyến khích chúng sáng tạo, lập luận, tranh luận đâu. 

Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có ghi nhớ, cuộc sống cần nhiều thứ hơn là ghi nhớ. Cuộc sống cần các bạn phân tích, so sánh, quyết định cho riêng bản thân mình, hay sáng tạo một cái gì đó. Giờ thì mình thấy điều đó rất cần thiết đối với bản thân mình, chứ không phải mấy cái ghi nhớ kia, nhưng mình có được học gì về nó đâu. 

Bây giờ tình hình dạy và học có khác xưa nhiều không các bạn? 

Nhưng mình vẫn thấy nhiều bạn đến lớp 12 rồi, cũng không biết mình thích cái gì, mình cần học cái gì. Cái này cũng không thể trách các bạn được, mà cái cần trách chính là cách dạy và học.

Có thể bạn quan tâm

Lý thuyết về việc học ngôn ngữ

Lý thuyết về việc học ngôn ngữ

Việc học ngôn ngữ

Lý thuyết về việc học ngôn ngữ

Mình không phải chê một số thầy cô xưng danh thầy A chuyên luyện TOEIC hay cô B chuyên luyện IELTS, rồi cho nhưng chiến thuật làm bài này, làm bài nọ hay một số giáo viên chuyên ngành khác sang dạy tiếng Anh. Nhưng mình nghĩ một giáo viên chuyên nghiệp nên học chứng chỉ sư phạm để đi dạy cho tốt hơn. Mình chỉ đưa ra một ví dụ để mọi người tưởng tượng. Ví dụ một bác sĩ không được đào tạo một cách bài bản, nhưng không có chứng chỉ hành nghề. Bác sĩ ấy xưng danh bác sĩ vì bác sĩ ấy bảo là em đã học cách làm bác sĩ thông qua việc đi nhìn bác sĩ khác làm. Giờ em sẽ làm theo bác sĩ khác đó, nhưng không hiểu bản chất là gì. Thử hỏi bác sĩ đó có biết tường tận về bản chất của việc mình làm không? Có lý giải được việc mình làm như vậy có đúng hay không? Lỡ xảy ra rủi ro trong quá trình kê toa cho bệnh nhân thì ai chịu trách nhiệm? Lỡ bác sĩ ấy gây ra chết người, ai sẽ chịu trách nhiệm. Cũng xin nói thêm rằng, có rất nhiều thầy cô nói mình dạy theo phương pháp giao tiếp, nhưng thật ra họ không dạy theo phương pháp giao tiếp và họ hiểu về phương pháp giao tiếp cũng không hoàn toàn đúng và đầy đủ.

Trở lại với việc dạy ngoại ngữ, các bạn học viên cũng nên đăng kí những chỗ mà giáo viên được đào tạo một cách bài bản. Vì nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn nếu đăng kí ở chỗ những giáo viên không trải qua trường lớp sư phạm. Đó chính là lý do vì sao ở Úc hay New Zealand, giáo viên tiếng Anh phải có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh. Nếu không có chứng chỉ, giáo viên không bao giờ được đi dạy, mặc dù một số người có lẽ dạy rất tốt.

Có một số đồng nghiệp bảo là do nhu cầu của thị trường thì để ra những giáo viên như thế. Mình xin nói thêm rằng, hiện nay do cơ quan quản lý chưa thể quản lý hết chất lượng nên các bạn nên chọn một cách cẩn thận để học vì nếu mình chọn sai lầm, tiền sẽ mất, còn kiến thức sẽ không có.

Hôm nay mình trình bày 3 lý thuyết cơ bản trong việc học và dạy ngoại ngữ để các bạn nào chưa nắm vững, có thể đọc lại và hiểu một cách rõ ràng hơn.

Lý thuyết thứ nhất: Language input (Krashen, 1985) của nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Mĩ – lý thuyết này cho rằng bạn học ngôn ngữ thông qua quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ. Bạn có thể tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua nghe hoặc đọc hiểu. Trẻ con tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua nghe bố mẹ, người chăm sóc. Còn bạn có thể xem phim, nghe nhạc, xem báo chí bằng tiếng Anh. Nhưng với điều kiện ngôn ngữ bạn tiếp xúc đó phải hơn trình độ của bạn một chút – chỉ một chút thôi, chứ nó quá khó, bạn cũng không học hỏi được gì hoặc nó quá dễ so với trình độ của bạn, thì bạn cũng không cải thiện được kĩ năng tiếng Anh của mình. Vậy thì mọi người có thể học tiếng Anh bằng cách tự học một cách dễ dàng. Mình có đọc và trao đổi với 1 giáo sư ở Thụy Điển, các nghiên cứu ở đó cho thấy rằng, việc trẻ con xem phim bằng tiếng Anh có ảnh hưởng đến sự thành thạo tiếng Anh của người Thụy Điển. Ở đó người ta sử dụng thuật ngữ extramural English để chỉ quá trình này. Vì bài viết này ở trên Facebook, dành cho người đọc phổ thông nên mình sẽ không trình bày các tranh luận về nhược điểm của lý thuyết language input của Krashen. Ứng dụng của lý thuyết này chính là học đọc thường xuyên (extensive reading, hoặc extensive listening).

Lý thuyết thứ 2, (Long, 1996) chính là lý thuyết về sự tương tác. Việc học ngôn ngữ cần có sự tương tác (interaction theory). Việc tương tác với người khác, bạn bè, thầy cô sẽ giúp cho bạn hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn cấu trúc bạn đang học và sử dụng nó trong tình huống. Việc tương tác với giáo viên sẽ giúp cho bạn nhận ra lỗi sai của mình. Giáo viên sẽ giúp bạn nhận dạng được lỗi sai một cách nhanh chóng và bạn có thể sửa. Còn tương tác như thế nào là một câu chuyện khác.

Lý thuyết thứ 3: chính là lý thuyết về language output (Swain, 1995), nghĩa là bạn phải viết ra hoặc nói ra. Khi là bạn nói ra, viết ra, bạn sẽ để ý (noticing theory) những gì bạn chưa nhớ và bạn sẽ cố gắng nhớ cái đó. Việc này giúp bạn để ý lại điều mà mình đã đọc hoặc nghe một cách rõ ràng hơn.

Hôm vừa rồi mình thấy có một bạn hỏi mình em có nên học tiếng Anh một mình và tự học được hay không? Câu trả lời của mình là có thể nhưng tốn thời gian rất nhiều. Vì bạn chỉ có một mình nên phần interaction của bạn rất khó để thực hiện hoặc không ai có thể nói cho bạn lỗi sai ở chỗ nào. Một khi bạn chỉ đọc và nghe, bạn sẽ không để ý đến một số đặc điểm ngôn ngữ.

Krashen, S. (1985). *The input hypothesis: Issues and implications*. Boston: Addison-Wesley Longman Ltd.

Long, M. H. (1996). The role of the linguistic environment in second language acquisition. In W. Ritchie & T. Bhatia (Eds.), *Handbook of second language acquisition *(pp. 413-468). San Diego: Academic Press.

Swain, M. (1995). Three functions of output in second language learning. In G. Cook & B. Seidlhofer (Eds.), *Principles and practice in applied linguistics *(pp. 125-144). Oxford: Oxford University Press.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao học ngữ pháp giỏi chưa chắc đảm bảo bạn có thể nói, nghe hoặc viết tiếng Anh tốt?

Vì sao học ngữ pháp giỏi chưa chắc đảm bảo bạn có thể nói, nghe hoặc viết tiếng Anh tốt?

Giỏi ngữ pháp

Vì sao học ngữ pháp giỏi chưa chắc đảm bảo bạn có thể nói, nghe hoặc viết tiếng Anh tốt?

Một số bạn cố gắng học cho thật tốt ngữ pháp để được điểm rất cao trên trường, nhưng việc này không đảm bảo rằng bạn sẽ nói được tiếng Anh. Hôm nay mình sẽ giải thích lý do vì sao như vậy. 

Các bạn cứ nhớ lại khi các bạn còn nhỏ, các bạn không biết một chữ ngữ pháp nào, các bạn vẫn có thể nói chuyện tiếng Việt với bố mẹ mình được. Kiến thức sử dụng ngôn ngữ đó trong tiếng Anh gọi làm implicit knowledge – có nghĩa là cách sử dụng ngôn ngữ một cách vô tìm thức. Sau đó khi các bạn đi học, các bạn sẽ học ngữ pháp, và từ từ viết thành câu, và đoạn văn, cùng với quá trình phân tích chủ ngữ, vị ngữ. Lúc đó bạn biết cách miêu tả ngôn ngữ và kiến thức miêu tả ngôn ngữ đó gọi là explicit knowledge. 

Tôi sẽ đưa ra một ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ như tôi viết bài này, hầu như tôi không nghĩ đến câu này có chủ ngữ không, có vị ngữ không khi tôi viết. Tôi chỉ cố gắng diễn đạt ý mình muốn nói là gì khi tôi viết mà không quan tâm đến cấu trúc ngữ pháp của nó. Lúc đó tôi sử dụng implicit knowledge để viết bài này. Tuy nhiên để đảm bảo rằng tôi viết không sai lỗi chính ta, không sai cấu trúc câu thì tôi sẽ đọc lại, và nghĩ lại cái ngữ pháp mình đã học để sửa (tôi thường không có đọc lại và cũng không sửa câu nào hết vì bài viết này chỉ cho vui trên Facebook mà thôi). 

Trở lại việc học tiếng Anh, nếu bạn học ngữ pháp thật tốt, bạn sẽ biết cách miêu tả ngôn ngữ, nhưng bạn không biết sử dụng nó vào tình huống thế nào. Khi nói hay viết bạn sẽ quên hết cái kiến thức ngữ pháp mà bạn được học ở trên trường. Do đó, kiến thức miêu tả ngôn ngữ đó, chưa chắc đảm bảo việc bạn sử dụng được ngôn ngữ trong tình huống. Ví dụ như một bạn có thể miêu tả ngôi thứ 3 số ít thêm ‘s’ hoặc ‘es’ rất tốt, nhưng khi nói hay viết bạn ấy lại không nhớ, và không sử dụng được. Bạn ấy vẫn đặt câu như “He study English”, chứ không viết thành ‘He studies English’. Do đó nếu muốn học ngôn ngữ để nói và nghe tốt thì trước hết phải học cái kiến thức sử dụng ngôn ngữ trước khi học cách miêu tả ngôn ngữ. 

Là một giáo viên, mình hay dạy cho học viên cách phát triển ngôn ngữ theo kiểu sử dụng được trước khi mình chỉ các bạn ngữ pháp để hiểu về bản chất sử dụng ngôn ngữ đó. Cách dạy này gọi là task-based language teaching mà các giáo viên tiếng Anh hay được học về nó.

Đó là một cách lý giải tại sao hiện nay có một số bạn điểm rất cao trên lớp, nhưng lại không nói và viết tiếng Anh tốt được, vì đề thi hiện nay kiểm tra kiến thức miêu tả ngôn ngữ hơn là kiểm tra cách sử dụng ngôn ngữ. Do đó một số bạn biết cách miêu tả ngôn ngữ sẽ nhận được điểm cao nhưng lại không sử dụng được ngôn ngữ khi gặp tình huống giao tiếp.

Có thể bạn quan tâm

Loạn ngôn ngữ là gì?

Loạn ngôn ngữ là gì?

Loạn ngôn ngữ

Loạn ngôn ngữ là gì?

Mt s ph huynh cho con em mình hc tiếng Anh lúc các bé chưa nói được tiếng Vit. Kết qu là bé v nhà nói tiếng Anh mà không nói tiếng Vit. Kết qu là mt s ph huynh lo lng con mình b lon ngôn ng và không dám cho hc na. 

Để nói v vic lon ngôn ng, mình xin chia s mt s định nghĩa sau đây, trước khi nói v vic lon ngôn ng

  1. Tiếng m đẻ là gì? Trước khi mình sang New Zealand, nếu ai hi mình câu này, mình cho là bun cười, vì ai ch biết tiếng m đẻ ca mình là tiếng Vit. K c tun đầu tiên khi lên seminar vi các giáo sư nước ngoài, mình ngc nhiên khi bà giáo sư nói câu hi v tiếng m để là câu hi khó, không th tr li được. Bà đưa ra ví d như sau: nếu mt đứa tr có b là người Vit Nam, m là người Nht, sinh ra và ln lên New Zealand. Mi ngày bé nói tiếng Vit vi b, nói tiếng Nht vi mđến trường nói tiếng Anh vi người New Zealand. Vy tiếng m đẻ là gì? Có tiếng b đẻ không? Hay ch có tiếng m đẻ. Nghe xong câu chuyn này mình thy ri lên ri. Có cái câu hi mình cho là d t, gi hóa ra không tr li được. 
  2. Nếu định nghĩa tiếng m đẻ chính là tiếng ca người m sinh ra và nuôi bé ln lên, hay còn gi là ngôn ng đầu tiên. Mình s đưa ra mt s tình hung để mi người hiu hơn v tiếng m đẻ

– Mt đứa nh sinh ra Vit Nam. Nói tiếng Vit kha khá, khi dn sang New Zealand lúc nó còn 4 tui chng hn. Nó đi hc bên New Zealand, nó s tiếp thu ngôn ng bên đó. Nó v nhà nói tiếng Anh rành hơn tiếng Vit. Vy tiếng m để ca nó là gì? đây ta có th định nghĩa tiếng m đẻ là tiếng Vit. Trong trường hp này đứa bé đó nói tiếng Anh tt hơn tiếng Vit. Nghĩa là ngôn ng th 2 tt hơn tiếng m để. Tiếng m đẻ không nht thiết phi gii hơn ngôn ng th 2. 

– Nếu mt đứa tr có tiếp xúc nhiu hơn vi mt ngôn ng nào đó, đứa tr đó s gii ngôn ng đó hơn. Có th tùy thi đim trong cuc đời. Ví d như mt đứa tr được cho hc trường quc tế ngay t nh, lúc nh đứa tr đó s gii tiếng Anh hơn tiếng Vit. Tuy nhiên mai mt ln lên, đứa tr đó tiếp xúc vi tiếng Vit nhiu hơn, đứa tr đó s gii tiếng Vit hơn tiếng Anh. 

Do đó không lo lng lm khi đứa tr đột nhiên nói tiếng Anh mà không s dng tiếng Vit. Nếu tr tiếp xúc vi tiếng Anh nhiu hơn, tr s nói tiếng Anh nhiu hơn, lúc đó tr s gii tiếng Anh hơn tiếng Vit và ngược li. Không nên s vic lon ngôn ng

  1. Trên thế gii hin nay các nước đang khuyến khích nuôi dy tr song ng. Do đó quí ph huynh yên tâm khi cho con hc song ng. Ch s hc phí các trường quc tế cao quá, không đủ thu nhp để cho con hc mà thôi. Nếu không có tin cho con hc quc tế cao sang, thì hãy cho tr nghe nhc, xem phim, chơi trò chơi bng tiếng Anh. Đó cũng là cách tăng cường s tiếp xúc ca tr đối vi ngôn ng (language input). 

Lưu ý: tr song ng s hc không gii ngôn ng bng tr đơn ng. Ví d tr hc c tiếng Anh và tiếng Vit cùng 1 lúc, thì s không gii tiếng Vit bng nhng đứa tr ch hc đơn ng tiếng Vit. Tuy nhiên v lâu dài, tr s có kh năng hc ngôn ng tt hơn đứa tr hc đơn ng.

Có thể bạn quan tâm